Trong những ngày ấy, một tổ nuôi quân được thành lập gồm 30 người, trực chiến nấu ăn miễn phí cho lực lượng lao động tại chỗ. Phong trào ấy kéo dài gần 1 năm cho đến ngày bệnh viện khánh thành. Thấy hoạt động hiệu quả, Hội Chữ thập đỏ và chính quyền địa phương đã quyết định duy trì tổ nuôi quân ấy phát triển thành tổ nấu cháo nước sôi miễn phí. 3 năm sau, bếp cơm ra đời và hoạt động đến ngày nay.
30 năm tuổi, bếp ăn từ thiện này đã đủ sức, đủ lực để chăm lo ổn định cho khoảng 250 bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày và cả người nuôi bệnh. Cơ sở vật chất khang trang, nguồn mạnh thường quân hỗ trợ ổn định. Bếp cơm chay ở vùng đất có đến 90% dân số ăn chay thường xuyên và ăn chay trường nên dường như góc bếp đã trở thành quán cơm gia đình của những người dân dù nghèo hay khá giả trong những ngày điều trị bệnh tại đây. 30 năm một góc bếp nghĩa tình, hàng ngàn câu chuyện cảm động về tấm lòng và và sự chia sẻ của cộng đồng người dân huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Nguồn: http://www.bepyeuthuong.vn/tin-tuc-hanh-trinh.html/52