4 đại gia Việt làm từ thiện nhiều nhất, kỷ lục có cặp vợ chồng ủng hộ 1.250 tỷ đồng
07/04/2020
Vợ chồng đại gia Lê Văn Kiểm
Ông Lê Văn Kiểm (SN 1945) – Đồng sáng lập, Chủ tịch CTCP Đầu tư và Thương mại Golf Long Thành cùng vợ là bà Trần Cẩm Nhung (SN 1946) – Phó Chủ tịch Công ty Golf Long Thành nổi tiếng trên thương trường với khả năng kinh doanh tài ba.
Cặp vợ chồng này bắt đầu giàu lên từ những năm 1980 nhờ ngành dệt may và cao su khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế. Nhưng hiện nay, mảng kinh doanh chính của họ là bất động sản và sân golf .
Ngoài ra, họ còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Cả hai xếp thứ 7 trong top 10 nhà từ thiện hào phóng nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2019. Theo Forbes, kể từ năm 2018, ông Kiểm và bà Nhung đã đóng góp 11 triệu USD (gần 255 tỷ đồng) cho các hoạt động từ thiện ở Lào và Việt Nam.
Vợ chồng đại gia Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung.
Là một cựu chiến binh, ông Kiểm đã quyên góp gần 116 tỷ đồng để hỗ trợ các gia đình các cựu chiến binh kể từ đầu năm 2018 đến tháng 4/2019. Cũng trong 10 năm qua, ông Kiểm trao hơn 464 tỷ VNĐ cho hoạt động từ thiện tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Nhật Bản. Trong khi đó, bà Nhung cũng đã trao hơn 116 tỷ đồng cho các tổ chức từ thiện, chủ yếu để hỗ trợ cho trẻ sơ sinh bị suy tim và hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
Mới đây (20/3), hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng Chính Phủ và Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, đại diện công ty Golf Long Thành đã thay mặt vợ chồng ông Kiểm và bà Nhung trao số tiền 20 tỷ đồng. Cụ thể, 10 tỷ đồng của bà Nhung ủng hộ chương trình phòng chống dịch COVID-19 của Chính Phủ; 10 tỷ đồng của ông Kiểm ủng hộ chương trình phòng chống xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Như vậy tính đến nay ông Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung đã tham gia ủng hộ cho các chương trình đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội trong và ngoài nước với số tiền lên tới 1.250 tỷ đồng.
Đại gia Lê Phước Vũ
Doanh nhân Lê Phước Vũ (SN 1963) hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hoa Sen. Ông sinh ra ở mảnh đất lam lũ Bình Định. Tốt nghiệp phổ thông, ông tiếp tục học Trung cấp ngành vận tải ô tô và sau đó vào miền Nam lập nghiệp, bằng nghề làm ở đội xe khoán, rồi lái xe con…
Để tìm kiếm kế mưu sinh trong giai đoạn khó khăn của cả nước ấy, ông Vũ phiêu bạt từ Tây Ninh đến Sài Gòn, rồi lên Buôn Mê Thuột. Sau đó ông được nhận làm quản đốc phân xưởng gỗ rồi làm quản lý cho cửa hàng vật liệu xây dựng. Tại đây ông Vũ nhận thấy sản phẩm tôn lợp rất phù hợp với nhu cầu dựng nhà của người dân và cũng hợp với điều kiện kinh tế, thiên nhiên.
Doanh nhân Lên Phước Vũ.
Tháng 4/1994, nhận thấy một cơ hội kinh doanh tốt, ông quyết định mở cửa hàng cắt tôn. Đến giờ, ông Vũ vẫn nhớ như in cảm giác lần đầu tiên cầm 650.000 đồng tiền lãi của cửa hàng trong tay. Để có được những đồng lãi đó, ông đã phải lao động cật lực từ việc bán hàng, thu tiền, cắt tôn, khiêng tôn vì không có tiền thuê thêm người phụ. Đây là điểm khởi đầu nghiệp kinh doanh của ông Lê Phước Vũ.
Năm 2001, với số vốn tích góp trong suốt 7 năm lăn lộn, ông thành lập Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen với vốn điều lệ 30 tỷ đồng và 22 nhân viên, sản xuất các sản phẩm tấm lợp kim loại, tôn mạ màu, tôn mạ kẽm và các loại vật liệu xây dựng khác.
Với phương châm làm ăn “mua tận gốc, bán tận ngọn” ông Vũ đã cất công xây dựng một hệ thống phân phối để bán trực tiếp tới người dùng, điều được thị trường ghi nhận như một “độc chiêu” đúng đắn giúp công ty non trẻ của ông đứng vững và cạnh tranh sòng phẳng với nhiều “tiền bối” trong lĩnh vực này.
Ông Lê Phước Vũ không những là một doanh nhân tài ba, mà còn là 1 phật tử thấm nhuần triết lý nhà Phật. Vị đại gia đã giác ngộ, đưa triết lý nhà Phật vào cuộc sống với suy nghĩ “Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người”.
Doanh nhân Dương Công Minh
Đại gia Dương Công Minh (SN 1960) là cái tên cần được nhắc đến với với 632 tỷ đồng có được từ việc sở hữu hơn 62,5 triệu cổ phiếu STB của Sacombank.
Ông Minh được biết đến với biệt danh “Minh Him Lam” hay “Minh Xoài”, cái tên bắt nguồn từ việc ông kinh doanh xoài xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
Vị đại gia xứ Kinh bắc từng tiết lộ, trong thời gian đi buôn chuối, một người bạn của ông đã hỏi mua xoài, sau đó ông quyết định buôn xoài xuất khẩu sang nước ngoài. Biệt danh Minh Xoài của ông có từ đó.
Ông Dương Công Minh.
Năm đầu tiên ông Minh làm công việc thu mua, xuất khẩu xoài một mình. Năm thứ 2 ông làm cùng bạn và có một chuyến buôn xoài lớn nhất với 110 xe xoài xuất đi nước ngoài thì gặp sự cố. 110 xe xoài đều là xoài non nên trên đường xuất khẩu đã thối và hỏng hết. Chuyến buôn này khiến ông phá sản, bao nhiêu vốn liếng có từ trước đó mất hết.
Tên tuổi của ông Minh gắn liền với Tập đoàn Him Lam, nơi ông giữ vị trí Chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu 99% và LienVietPostBank, nơi ông cùng từng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, ông cũng được biết đến là người từ thiện thầm lặng và không thích sự phô trương.
Vị đại gia đã đóng góp xây dựng hàng ngàn ngôi trường trải dài khắp đất nước. Năm 2014, chính phủ phê duyệt dự án trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên của Viêt Nam – Fulbright University do ông khởi xướng.
PV
Nguồn: https://vietgiaitri.com/4-dai-gia-viet-lam-tu-thien-nhieu-nhat-ky-luc-co-cap-vo-chong-ung-ho-1250-ty-dong-20200407i4827549/